VĂN HÓA DỰ TIỆC LIÊN HOAN, CHIÊU ĐÃI

VĂN HÓA DỰ TIỆC LIÊN HOAN, CHIÊU ĐÃI

Để tăng cường sự kết nối cộng đồng, tạo cơ hội giao lưu thân mật sau buổi làm việc căng thẳng, việc tổ chức những buổi liên hoan, những bữa cơm thân mật giữa các thành viên trong tổ chức, ngày càng được quan tâm, thường được tổ chức kết hợp sau các hội nghị, hội thảo… Trong một buổi tiệc sang trọng, lịch sự, bên cạnh việc giao tiếp tốt, cử chỉ thân thiện thì nghệ thuật ăn uống cũng là một điểm cần lưu ý trong văn hóa giao tiếp. Bài viết này xin điểm lại một số nguyên tắc rất cơ bản khi tham gia các buổi tiệc, liên hoan…

1. Trang phục

Trang phục thích hợp với ngữ cảnh sẽ làm cho bạn tự tin hơn rất nhiều. Mỗi sự kiện khác nhau, bạn cần có trang phục thích hợp và đó là cách bạn tôn trọng người khác và chính mình. Điều đó giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi giao tiếp với người khác.

2. Thời gian

Đến đúng giờ theo giấy mời, tốt nhất là nên đến sơm hơn từ 5-10 phút.

3. Cách sử dụng một sốvật dụng và thức dùng trên bàn tiệc

  • Khăn ăn

Dùng tay từ tốn mở khăn ăn. Đặt khăn ăn vào lòng mình khi người khách cuối cùng đã ngồi vào bàn tiệc. Đặt phần gốc xếp của khăn ăn hướng vào thân mình. Khi ăn xong, đặt khăn ăn bên phải đĩa của mình. Nếu có việc gì phải rời bàn tiệc giữa lúc mọi người đang ăn, đặt khăn ăn lên ghế ngồi của mình.

(Không cầm và rảy khăn ăn để mở khăn ăn. Đừng dùng khăn ăn để lau mặt. Chỉ dùng khăn ăn để lau thấm miệng. Nên dùng bốn góc của khăn lau một cách nhẹ nhàng quanh miệng, tránh chùi ngang miệng. Nếu khăn ăn bị rơi xuống sàn phòng, đừng nhặt khăn ăn lên mà hãy ra hiệu cho tiếp viên mang khăn ăn sạch khác đến).

 

  • Dụng cụ ăn

Dao, dĩa, muỗng, ly các loại thường được xếp sẵn đầy đủ cho từng món ăn trong bữa tiệc. Dùng chúng theo nguyên tắc “từ ngoài vào trong”.

Đối với các món ăn dùng dao, dĩa: Tay phải cầm dao, tay trái cầm dĩa, vừa cắt vừa ăn. Tránh gây tiếng động bằng cách ghim món ăn trước rồi cắt sau. Nếu là món ăn dùng đũa, hãy gắp miếng nhỏ, không nâng bát lên để húp, không dùng đũa, thìa của mình bỏ lung tung vào các đĩa thức ăn khác mà phải sử dụng dụng cụ chung đã để sẵn.

 

Sau khi ăn xong, để dĩa ăn ở chỗ ban đầu của nó.

Không để dao, dĩa, muỗng đã dùng xuống mặt bàn.

Đừng cầm dao, dĩa mãi trong tay sau khi đã dùng dĩa đưa thức ăn vào miệng mà đặt chúng trên đĩa

Nếu dao, dĩa, muỗng bị rơi xuống sàn phòng trong lúc ăn, đừng nhặt chúng lên, hãy ra hiệu cho tiếp viên đem cái sạch.

Khi ăn không di chuyển tay của bạn quá rộng sang hai bên vì nó có thể chạm vào người bên cạnh, hoặc làm đổ thứ gì đó trên bàn.

  • Rượu

Cách rót rượu vào ly: Rượu đỏ: chỉ rót 1/3 ly; rượu trắng: ½ ly; sparkling wine (rượu sủi tăm): ¾ ly

Khi rót nên để ly ở bàn và rót. Khi rót đủ rượu vào ly rồi, nhớ xoay nhẹ cổ chai rượu để tránh giọt rượu cuối cùng nhỏ ra bàn.

Thỉnh thoảng nhấp vài ngụm kèm trong lúc ăn, nhưng tránh uống rượu khi trong miệng còn thức ăn. Không nên uống quá chén vì rượu có thể làm người ta mất nhận thức về hành vi của mình. Nếu không uống được, bạn nên chọn loại thức uống khác trong menu in ấn để nâng ly cùng mọi người.

Uống rượu vừa phải, không ép rượu người khác

 

  • Bánh mì

Dùng tay bẻ bánh mì lát hoặc bánh mì ổ ra thành miếng nhỏ rồi mới quết bơ hoặc thức ăn kèm lên.

(Đừng cầm nguyên cả ổ bánh mì hay miếng bánh mì lớn đưa lên miệng cắn. Đừng dùng dao để cắt bánh mì ổ thành miếng. Đừng lấy ăn bánh mì của thực khách khác).

  • Súp

Ăn bằng thìa, cầm thìa với khoảng cách như cầm bút chì, tay trái đỡ bát, tay phải xúc từng thìa một ăn, tránh gây tiếng động.

  • Món chính

Tùy theo mỗi loại thức ăn mà có kiểu gắp cho phù hợp. Như đối với cá: Lấy cá dọc theo phần xương, ăn từ nửa dưới xong đến nửa trên. Đối với các món thịt: Cắt thịt thành từng miếng nhỏ vừa đủ ăn.

4. Giao tiếp trong bữa tiệc

Một phong cách hòa đồng, thân thiện trong bữa tiệc sẽ giúp bạn tạo dựng được những mối quan hệ tốt với đối tác, với đồng nghiệp và những người khác.

Một lời chào, một nụ cười thân thiện: Là cầu nối xóa bỏ khoảng cách giữa bạn với người xung quanh. Không ai nỡ từ chối trước sự khơi mào đầy thân thiện đó cả.

Luôn nhìn thẳng vào người đang nói chuyện với bạn để thể hiện sự tôn trọng vàđừng ngắt lời họ.

Duy trì ngữ điệu, không nói quá to hay quá nhỏ, không nói quá nhanh hay quá chậm.

Tránh ngắt lời thô lỗ, tư thế ngồi nghiêm chỉnh, không nên quơ dao, dĩa, đũa hay thìa trước mặt, không nói trong khi miệng còn đồ ăn, không nghe điện thoại ngay trong bàn ăn hay nói chuyện quá lâu chỉ với một người mà nên chia đều sự quan tâm.

Cần đo lượng mức độ nói chuyện, trang trọng hay không trang trọng, thân mật hay phải giữ lễ kỹ lưỡng. Khi đã tham gia nói chuyện, cần tỏ rõ sự quan tâm tham gia, tiếp chuyện đến nơi đến chốn. Đừng dùng tiếng lóng hoặc lối nói riêng của nhóm mình. Đừng dùng từ “chửi thề” hoặc kể những chuyện vui phàm tục. Đừng ngồi nói vọng đến người ngồi xa.

5. Những lưu ý khác về biểu hiện và hành động khi dự tiệc

  • Ngồi ăn với tư thế đàng hoàng, không để khuỷu tay trên bàn.
  • Không dùng tay để cầm, bốc thức ăn mà phải dùng bằng thìa, dĩa, dao…
  • Lấy thức ăn vừa phải, ăn hết mới lấy tiếp.
  • Trong khi ăn tránh phát ra tiếng động quá to, ăn nhỏ nhẹ, lần lượt từng món, không nên ngậm thìa hay dĩa, không nên uống khi miệng còn thức ăn.
  • Không uống canh, gặm xương, nhai hai bên, một cách thiếu văn hoá.
  • Khi ăn mì, bạn có thể gắp vào thìa hoặc dùng dao cắt cho sợi mì ngắn lại thay vì cứ chúi đầu hoặc mút lên tạo thành tiếng.
  • Không gắp thức ăn cho người khác bằng thìa dĩa của mình.
  • Đừng uống lộn ly và ăn bánh của người bên cạnh: ly rượu và nước của bạn ở phía tay PHẢI, đĩa bánh bên TRÁI.
  • Dùng muỗng ăn nghiêng ra phía ngoài để múc món súp. Đừng bao giờ thổi món ăn cho nguội, dù nóng đến phỏng miệng.
  • Thức ăn đang chuyển cho người bên cạnh (thường theo chiều từ bên phải chuyền đi) đừng bao giờ chặn lại để thò tay lấy phần mình.
  • Vừa ăn có thể vừa nói chuyện với người bên cạnh, tuy nhiên khi trong miệng đang nhai thức ăn thì không nói chuyện, tuyệt đối không cầm dĩa dao trong tay và ra điệu bộ khi nói chuyện.
  • Không nên nói chuyện khi miệng đang nhai thức ăn. Nó không chỉ làm người khác khó chịu mà bạn còn có thể bị nghẹn vì vừa ăn vừa nói.
  • Không chép miệng, gây tiếng động khi ăn. Điều này khá khó chịu cho tất cả mọi người.
  • Khi dùng xong bạn cứ ngồi tại chỗ, người phục vụ sẽ đem đĩa đi không đẩy đĩa sang bên cạnh.
  • Nếu phải đứng lên vào phòng vệ sinh, hoặc đứng dậy vào cuối bữa ăn, bạn nhớ đặt khăn ăn phía trái đĩa, gấp lỏng lẻo, không cần gọn.
  • Nếu muốn ra ngoài cần lặng lẽ ra không gây chú ý cho người bên cạnh.
  • Nếu bạn phải rời khỏi bàn ăn vì bất kỳ lý do gì, bạn nên có một lời xin lỗi.
  • Đừng bao giờ kiểm tra lại tóc, lớp trang điểm ở bàn ăn.
  • Đừng chăm chăm nhìn vào điện thoại trong lúc đang ăn – đó là phép lịch sự trong giao tiếp mà bạn cần tuân theo. Nếu bạn thực sự phải sử dụng điện thoại, hãy rời khỏi bàn và trở lại khi bạn có thể tập trung mọi sự chú ý và trò chuyện với mọi người.

 

Share:Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedInPin on PinterestShare on RedditShare on Tumblr

Các bài viết liên quan

Những thói quen ngủ trưa ảnh hưởng đến sức khỏe

NHỮNG THÓI QUEN XẤU KHI NGỦ TRƯA ANH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CỦA DÂN VĂN PHÒNG

Ngủ trưa là một thói quen lành mạnh giúp lấy lại năng lượng làm việc vào buổi chiều. Tuy nhiên, nếu ngủ trưa không đúng cách thì vô tình có thể gây ra một số tác động xấu tới vùng não bộ của dân văn phòng. Nhiều chuyên gia đã khuyến cáo rằng, mỗi ngày, chúng ta nên dành ra khoảng 15 - 20 phút để ngủ trưa. Bởi điều...

Làm việc ở nhà mà vẫn đạt 100% năng suất? Tại sao không?

Những thói quen này ít nhiều sẽ giúp cho dân công sở giữ cho bản thân có trách nhiệm, hợp tác và làm việc hiệu quả ngay cả khi làm việc tại nhà giai đoạn dịch Covid-19. rước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp công ty đã cho phép nhân viên của mình làm việc tại nhà nhằm hạn chế tối đa những rủi ro...