NHỮNG THÓI QUEN XẤU KHI NGỦ TRƯA ANH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CỦA DÂN VĂN PHÒNG

Những thói quen ngủ trưa ảnh hưởng đến sức khỏe

NHỮNG THÓI QUEN XẤU KHI NGỦ TRƯA ANH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CỦA DÂN VĂN PHÒNG

Ngủ trưa là một thói quen lành mạnh giúp lấy lại năng lượng làm việc vào buổi chiều. Tuy nhiên, nếu ngủ trưa không đúng cách thì vô tình có thể gây ra một số tác động xấu tới vùng não bộ của dân văn phòng.

Nhiều chuyên gia đã khuyến cáo rằng, mỗi ngày, chúng ta nên dành ra khoảng 15 – 20 phút để ngủ trưa. Bởi điều này sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng và tỉnh táo hơn trong những giờ làm việc buổi chiều. Thế nhưng, nhiều lúc dân văn phòng lại gặp phải tình trạng đau đầu, mệt mỏi sau khi thức dậy. Vậy nguyên nhân đến từ đâu?

Do ngủ trưa quá lâu

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu có liên quan mật thiết đến giấc ngủ trưa. Do khi bạn ngủ trưa quá lâu (khoảng 80 – 100 phút) thì cơ thể sẽ từ trạng thái ngủ nông chuyển sang trạng thái ngủ sâu. Trong khoảng thời gian này, quá trình ức chế của trung khu thần kinh cũng tăng lên và làm lượng máu lưu thông lên não bị giảm xuống, từ đó khiến quá trình trao đổi chất bị chậm lại. Chính vì vậy, sau khi ngủ dậy, bạn thường sẽ cảm thấy toàn thân mệt mỏi rã rời, đầu đau nhức, kèm theo hiện tượng chóng mặt, choáng váng.

Ngủ trưa tại văn phòng

Do ngủ trưa gục xuống bàn làm việc

Vì nơi làm việc thường không có chỗ nằm ngủ nên một số người chọn giải pháp là ngủ gục ngay trên bàn làm việc của mình. Tuy nhiên, thói quen này lại chính là nguyên nhân gây đau đầu sau khi bạn thức dậy. Bởi khi ngủ, nhịp tim sẽ chậm lại, lượng máu cung cấp tới các cơ quan giảm xuống nhưng lại tập trung nhiều cho dạ dày và ruột để tiêu hóa bữa trưa. Do vậy, việc ngủ trong tư thế ngồi sẽ gây ra tình trạng thiếu máu lên não và dẫn đến hiện tượng đau đầu, tê chân tay, ù tai…

Ngủ trưa tại văn phòng

Do môi trường ngủ trưa không tốt

Không phải cứ tìm được chỗ ngủ trưa trống để đặt lưng xuống là có thể ngủ được đâu dân văn phòng nhé! Bởi nếu bạn ngủ trong những không gian chật hẹp, quá sáng, hay quá nóng hoặc quá lạnh, thiếu oxy… thì cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Lúc này, cơ thể sẽ mất thân nhiệt rất nhanh, gây thiếu dưỡng khí, dễ bị cảm lạnh, khó chịu và dẫn đến tình trạng đau đầu sau khi thức dậy.

Ngủ trưa tại văn phòng

Do làm việc ngay sau khi ngủ dậy

Thường thì những giấc ngủ ngắn buổi trưa sẽ kéo dài khoảng từ 10 – 20 phút. Tuy nhiên, nhiều người sau khi ngủ dậy sẽ vẫn còn dư âm của giấc ngủ . Chính vì vậy, nếu bạn làm việc ngay lúc này thì tình trạng đau đầu, mệt mỏi cũng sẽ xảy ra. Do đó, lời khuyên cho dân văn phòng là nên hoạt động nhẹ nhàng t và uống một cốc nước cho tỉnh táo rồi mới bắt đầu làm việc trở lại nhé!

Ngủ trưa tại văn phòng

“Một vài lời khuyên khi ngủ trưa tại văn phòng:

– Sau khi ăn trưa, nên ngồi nghỉ khoảng 10 – 20 phút trước khi ngủ.

– Một giấc ngủ trưa ngắn tại văn phòng nên kéo dài trong khoảng 15 – 20 phút, bởi nó sẽ giúp cơ thể bạn vừa đủ tỉnh táo, vừa không còn cảm giác mệt mỏi, mất tập trung vào giờ làm việc buổi chiều.

– Hãy c tìm một không gian ngủ yên tĩnh và không quá sáng để giúp cơ thể dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ.

– Khi thức dậy, nên dành 1 – 3 phút ngồi tại chỗ để giúp cơ thể từ từ thích ứng trước khi bắt đầu vào công việc tiếp theo.

Share:Share on FacebookShare on Google+Tweet about this on TwitterShare on LinkedInPin on PinterestShare on RedditShare on Tumblr

Các bài viết liên quan

HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO “VĂN HÓA NỘI BỘ” THÁNG 5/2020

Ngày 23/05/2020 vừa qua, hoạt động thường niên đào tạo“ Văn hóa AHCOM “ đã được tổ chức tại văn phòng số 1 Mạc Thái Tông. Tham gia khóa học lần này có hơn 20 thành viên mới đến từ 6 đơn vị trong AHCOM: Mazda Lê Văn Lương, Nissan Long Biên, Subaru Hà Nội, Subaru Long Biên, AHCOM Tech và Amax Car Spa. Khóa học Văn hóa nội bộ...
ahcom-viet-nam-tap-huan-pccc-1

TẬP HUẤN PHÒNG CHÁY – CHỮA CHÁY CHO CBCNV – AHCOM VIỆT NAM

Ngày 18/8/2019, Đội PCCC Công An quận Cầu Giấy thực hiện công tác tập huấn cho CBCNV công ty tại AHCOM Việt Nam. Đây là hoạt động thường niên nhằm mục đích nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân tại AHCOM. Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) là một hoạt động luôn được lãnh đạo AHCOM Việt Nam quan tâm và coi đây...