Nỗi sợ quay lại công ty khi đã quá quen với làm việc tại nhà
Một cuộc khảo sát gần đây với sự tham gia của 4.553 nhân viên văn phòng đã chỉ ra rằng, tất thảy mỗi một người trong số họ đều đang cảm thấy vô cùng lo lắng khi phải quay lại công ty làm việc.
Một năm đầy biến động trôi qua với tình trạng giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và hàng triệu người phải làm việc tại nhà – giờ đây chủ doanh nghiệp đang rất hào hứng khi chào đón nhân viên quay trở lại công việc như trước. Tuy nhiên, đối với nhân viên mà nói, đây lại là một thông tin không hề tích cực chút nào.
CÂU CHUYỆN KHÔNG CỦA RIÊNG AI
Một cuộc khảo sát gần đây với sự tham gia của 4.553 nhân viên văn phòng đã chỉ ra rằng, tất thảy mỗi một người trong số họ đều đang cảm thấy vô cùng lo lắng khi phải quay lại công ty làm việc.
Nhà lãnh đạo bây giờ phải đối mặt với hai chiều xung đột. Một mặt, họ muốn đảm bảo sức khỏe của nhân viên, cũng như muốn giảm đi sự lây lan của COVID-19. Mặc khác, với tình trạng giá thuê cơ sở vật chất đắt đỏ, họ cần sự tham gia trực tiếp của nhân viên nhằm thúc đẩy sự vận hành của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc bắt buộc nhân viên quay trở lại công ty có thể sẽ khiến họ cảm thấy bất an và lo lắng. Kết quả của cuộc khảo sát trên cũng cho thấy rằng, những nguyên nhân chính khiến nhân viên không muốn quay lại công việc, là vì họ sợ sự lây lan của COVID-19, mất đi sự thoải mái khi làm việc, phải đi lại di chuyển nhiều, bắt buộc mang khẩu trang khi làm việc, và không có ai chăm sóc con cái tại nhà.
LÀM VIỆC TẠI NHÀ, HAY LÀM Ở ĐÂU CŨNG ĐƯỢC?
Làm việc tại nhà không có nghĩa là năng suất làm việc sẽ bị giảm đi. Và phương thức “làm việc ở đâu cũng được” sẽ giúp tăng sự bình đẳng trong công việc, mở ra nhiều cơ hội phát triển, đồng thời tăng sự thấu cảm giữa người với người hơn. Khi không phải lãng phí thời gian cho việc đi lại; con người cũng sẽ trở nên vui vẻ, thư thái và làm việc hăng say hơn.
Tuy nhiên, theo 56% người tham gia phỏng vấn, điều gây lo lắng ở đây chính là công ty không hề hỏi ý kiến của nhân viên về các chính sách hay quy trình quay trở lại công việc. Điều này tạo ra một sự thiếu kết nối giữa nhân viên và chủ doanh nghiệp – dẫn đến việc nhân viên sẽ càng lo lắng hơn khi quay lại làm việc tại văn phòng. Nhân viên cũng lo ngại rằng việc lên tiếng cho vấn đề này sẽ khiến chủ doanh nghiệp nghĩ rằng mình đang chống đối với việc công ty mở cửa kinh doanh trở lại.
Loại bất an này được gọi là “bất an ngầm”. Nó xuất hiện khi con người lo lắng nếu mình không làm theo ý của ai đó; hay nói cách khác, là mình đang thể hiện sự không tin tưởng người đó.
NHÀ LÃNH ĐẠO NÊN HIỂU NỖI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN
Theo khảo sát của công ty tố tụng lao động và việc làm Littler Mendelson, chỉ 4% người sử dụng lao động cho rằng nhân viên của họ muốn trở lại làm việc toàn thời gian và 71% tin rằng hầu hết sẽ thích mô hình kết hợp. Tuy nhiên, 28% người sử dụng lao động có kế hoạch đưa người lao động trở lại văn phòng.
Tiến sĩ Scott nói, bất chấp những lợi ích tiềm năng của việc mở lại văn phòng, chẳng hạn như tăng năng suất làm việc – việc chuyển đổi trở lại không gian văn phòng, cho dù đó là không gian lai hay không, vẫn đang đè nặng lên vai nhân viên. Nhiều nhân viên cho rằng “Chúng tôi đã mất một thời gian để thích nghi với việc làm việc tại nhà. Và sau đó chúng tôi phát hiện ra có những thứ khác mà chúng tôi thực sự thích về nó và chúng tôi đã phát triển những lịch trình và thói quen này.”.
Nhà lãnh đạo cần cân nhắc nỗi “bất an ngầm” mà nhân viên đang gặp phải khi chuẩn bị quay lại làm việc. Vì thế, việc thấu hiểu và giải tỏa căng thẳng cho nhân viên chính là động lực lớn lao giúp họ sẵn sàng mở lòng hơn khi cần kết nối với bạn. Vậy phải làm thế nào để thấu hiểu được sự bất an ngầm này?
HÃY GIAO TIẾP KHI CÓ THỂ
- Giao tiếp là chìa khóa. Có nhiều cách khác nhau để quay trở lại văn phòng – đối với một số người, các nhà tuyển dụng có thể xem xét việc bắt đầu làm việc bán thời gian và đưa ra kỳ vọng thật chi tiết với nhân viên. Và những điều cơ bản này sẽ không xảy ra nếu giữa nhà lãnh đạo và nhân viên không có sự giao tiếp. Bên cạnh đó, hãy giúp họ an tâm hơn bằng cách vạch ra chiến lược bảo vệ sức khỏe của nhân viên sau khi quay trở lại làm việc.
- Thừa nhận rằng mọi người sẽ cảm thấy lo lắng và không sao cả. Tạo cuộc trò chuyện với không gian thoải mái sẽ là bước đệm để tát cả nhân viên có thể nói lên ý kiến của mình. Nhà lãnh đạo cũng nên xác định những người mà nhân viên có thể kết nối và liên hệ khi họ cần hỗ trợ trong thời gian này.
Tóm lại, trở lại làm việc, cho dù điều đó có nghĩa là bắt đầu lại công việc sau một thời gian bận rộn, hay trở lại văn phòng, sẽ liên quan đến sự thay đổi đối với nhiều người; và điều đó có thể dẫn đến lo lắng và có thể bị căng thẳng. Nhà lãnh đạo nên dành thời gian nhiều hơn để thấu hiểu nỗi lo sợ của nhân viên và đưa ra những biện pháp kịp thời để giúp họ lấy lại tinh thần.