NÂNG CẤP SỰ TỰ TIN TẠI NƠI LÀM VIỆC CHỈ VỚI 3 ĐIỀU SAU
Mặc dù đây là lẽ tự nhiên không thể tránh khỏi trong một môi trường làm việc nhất định, nhưng việc thiếu đi sự tự tin thực sự có thể kìm hãm và ngăn cản bạn phát huy hết tiềm năng của mình.
Rốt cuộc, có những bất an trong công việc có thể khiến bạn khó tập trung vào sự phát triển và thành công trong tương lai. Mặt khác, việc tự tin vào bản thân và khả năng của mình sẽ giúp bạn cảm thấy rạo rực, hăng hái làm việc, cũng như tăng sự hài lòng trong công việc và xây dựng niềm hạnh phúc xung quanh bạn.
Tự tin nơi làm việc, tại sao lại quan trọng đến thế?
Nếu một ai đó đề cập đến sự tự tin, thì điều họ muốn nói đến chính là niềm tin tưởng vào khả năng đánh giá, năng lực và tiềm năng của bản thân. Quan trọng nhất vẫn là “tin tưởng vào những gì bạn đang làm và cố gắng làm, để thỏa mãn mục tiêu đề ra”. Đây cũng có thể thể hiểu là đánh giá cao năng lực bản thân, hoặc cảm thấy xứng đáng với công sức bỏ ra, cho dù đâu đó vẫn tồn tại những điểm chưa hoàn hảo hay điểm mà người khác vẫn chưa công nhận.
Sự tự tin có thể mang lại nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ — cho dù ở nhà, tại nơi làm việc hay trong các mối quan hệ của bạn. Dưới đây là một số tác động tích cực trong công việc và cuộc sống nếu bạn sở hữu sự tự tin mãnh liệt.
- Hiệu suất làm việc tốt hơn: Thay vì lãng phí thời gian và năng lượng để lo lắng về khả năng bản thân không đủ tốt, bạn hoàn toàn có thể cống hiến hết sức lực và cho những nỗ lực ấy của mình một sự công nhận và tuyên dương đáng có.
- Những mối quan hệ lành mạnh: Sự tự tin không chỉ tác động đến cách bạn cảm nhận về bản thân mà còn giúp bạn hiểu và yêu thương người khác hơn. Nó cũng cho bạn sức mạnh để bước đi nếu bạn không nhận được những gì bạn xứng đáng.
- Cởi mở cho những điều mới: Khi bạn tin tưởng vào bản thân, bạn sẽ sẵn sàng thử những điều mới hơn. Cho dù bạn đăng ký chương trình khuyến mãi hay đăng ký một lớp học nấu ăn, việc thể hiện bản thân ra ngoài sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi bạn tự tin vào bản thân và khả năng của mình.
- Khả năng phục hồi hiệu quả: Tin tưởng vào bản thân có thể nâng cao khả năng thích ứng và phục hồi, hoặc khả năng chống lại bất kỳ thử thách hoặc nghịch cảnh nào bạn phải đối mặt trong cuộc sống.
May mắn thay, có những điều bạn có thể làm để tăng cường sự tự tin cho bản thân. Cho dù bạn thiếu đi sự tự tin trong một lĩnh vực cụ thể hay bạn phải vật lộn để cảm thấy tự tin về bất cứ điều gì, sau đây là 3 bài học bạn sẽ cần để giải quyết vấn nạn này.
Đừng quá khắt khe với chính mình
Chúng ta thường là nhà phê bình khó tính nhất của chính mình. Nhưng nếu bạn thường xuyên nghĩ những suy nghĩ tiêu cực về khả năng và thành công của mình, thì chúng sẽ khiến bạn khó khăn trong việc cải thiện chúng hơn. Vì vậy, đừng quá khắt khe với chính bản thân quá nhé! Loại bỏ những ngôn từ tiêu cực về bản thân, tập trung vào tất cả những kỹ năng tuyệt vời mà bạn có và những cột mốc bạn đã đạt được, và nghĩ về những gì bạn có thể làm thay vì nói: “Tôi không thể”.
Quan trọng nhất, hãy nhớ rằng bạn hoàn toàn có thể mắc sai lầm. Trên thực tế, sai lầm giúp chúng ta học hỏi và cải thiện. Lần tới khi bạn mắc lỗi, thay vì chỉ trích bản thân, hãy coi đó là một kinh nghiệm học tập mà bạn có thể sử dụng để tránh điều này xảy ra một lần nữa trong tương lai.
Một nghiên cứu năm 2009 được công bố trên “Journal of Personality” cho thấy lòng trắc ẩn cũng góp phần tạo nên sự tự tin nhất quán. Cố gắng hết sức để điều hướng những trải nghiệm này với lòng trắc ẩn nhé. Chúng bao gồm việc đối xử tử tế với bản thân khi bạn mắc sai lầm, thất bại hoặc gặp phải khó khăn. Đó là một cách liên hệ của bản thân cho phép bạn trở nên linh hoạt hơn về mặt cảm xúc và có khả năng điều hướng những cảm xúc tích cực tốt hơn, đồng thời tăng cường kết nối của bản thân với những người khác.
Dám đối mặt với sự sợ hãi
Ngưng trì hoãn mọi việc, như việc hẹn hò với ai đó hoặc xin thăng chức, cho đến khi bạn bắt tay làm nó và cảm thấy tự tin hơn. Cách tốt nhất để xây dựng sự tự tin của bạn là đối mặt trực tiếp với chính nỗi sợ hãi và sự ngập ngừng của bản thân.
Hãy thực hành đối mặt với một số nỗi sợ hãi của bạn, điều mà xuất phát từ sự thiếu tự tin của bản thân. Nếu bạn sợ rằng mình sẽ thấy xấu hổ hoặc bạn nghĩ rằng mình sẽ làm rối tung mọi thứ lên, hãy thử cách sau: nói với bản thân rằng đó chỉ là một lần thử nghiệm và xem điều gì sẽ xảy ra?
Đôi khi lo lắng một chút hoặc mắc một vài sai lầm không tệ như bạn nghĩ đâu. Và khi bạn đã đủ mạnh mẽ để tiến về phía trước, bạn dễ dàng tiếp thu và thẩm thấu nhiều hơn những niềm tin vào bản thân. Điều này cuối cùng sẽ giúp bạn tránh được bất kỳ rủi ro nào dẫn đến hậu quả tiêu cực quá lớn.
“Khi đối mặt với nỗi sợ hãi và thử thách những điều khó khăn, bạn sẽ càng có được niềm tin vào bản thân hơn”
Khi bạn đẩy mình ra khỏi vùng an toàn, điều đó sẽ giúp bạn khai thác sâu hơn tiềm năng của mình. Đương nhiên, điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Có thể hiểu rằng bạn luôn muốn yên vị và gắn bó với những gì bạn giỏi, nhưng thử thách bản thân là điều quan trọng để học các kỹ năng mới và cải thiện sự tự tin của bạn.
Giả vờ như bạn làm được cho đến khi…làm được!
Cảm thấy thực sự tự tin có thể mất thời gian, vì vậy hãy ngẩng cao đầu, mỉm cười và giả vờ làm mọi chuyện như một người đầy tự tin và kiêu hãnh cho đến khi bạn thành công. Thái độ đúng đắn sẽ giúp bạn suy nghĩ tích cực và thấu đáo hơn rất nhiều.
Đảm bảo rằng những hành động bạn đang làm, hãy “phù phép” cho chúng thành những thao tác điêu luyện của một chuyên gia, ngay cả khi bạn không phải là người như vậy. Vào thời điểm khi bạn cảm thấy hơi nghi ngờ, hãy nhớ rằng kiến thức và sự trải nghiệm đã giúp bạn tiến xa đến mức này rồi – và chính đây sẽ giúp bạn tiến xa hơn nữa trong tương lai. Nếu bạn tiếp tục nói với bản thân rằng: “tôi tự tin bản thân có thể làm được, và tôi đang làm tốt”, đúng lúc đúng thời điểm, điều đó sẽ giúp bạn thực sự cảm thấy vững tin vào việc mình làm hơn. Bên cạnh đó, những người khác sẽ thấy được sự tự tin này ở bạn và họ cũng sẽ tin tưởng vào khả năng của bạn như một lẽ đương nhiên.
Nhờ vào đấy, mỗi khi bạn hoàn thành một nhiệm vụ, bản thân coi như đã học thêm được một điều mới mà chưa từng thử trước đây. Nội lực bên trong sẽ thôi thúc bạn tìm xem đâu là cách làm tốt hơn và bạn có thể làm được chúng lần sau không. Hãy cứ giả vờ như thể bạn là một người thành thạo trong mọi việc, biết đâu đây sẽ thành thói quen và bạn thật sự trở nên thành thạo thì sao? Đáng để thử đấy chứ.
Nhìn nhận một cách khách quan thì không ai sinh ra có thể hoàn toàn kiểm soát và vận hành tốt sự tự tin của bản thân cả. Luôn luôn sẽ có một quá trình bên trong thôi thúc chúng ta ngày càng cải thiện và phát huy chúng mà thôi.