VÌ SAO THÁI ĐỘ QUAN TRỌNG HƠN TRÌNH ĐỘ?
Câu trả lời này đã chứng minh sau rất nhiều nghiên cứu khác nhau. Những cuộc khảo sát này đã chỉ ra rằng 80% thành công của chúng ta dựa trên EQ (emotional quotient) – chỉ số thông minh cảm xúc, so với 20% đến từ IQ (intelligence quotient) – chỉ số thông minh của não bộ con người. Điều này có nghĩa là trình độ chuyên môn hay năng khiếu chỉ chiếm 20% tầm ảnh hưởng, một phần rất nhỏ trong quá trình thành công của mỗi người.
Dưới đây là 3 lý do tại sao nhà tuyển dụng có xu hướng chọn và giữ chân những ứng viên xem trọng giá trị của “thái độ”, thay vì “trình độ” năng khiếu thông thường.
Thứ nhất, mài dũa trình độ chuyên môn sẽ dễ hơn là hình thành thái độ đúng đắn.
Khi mọi người có thái độ đúng đắn, họ sẽ có động lực và khả năng thích ứng, điều này khiến họ cởi mở hơn để học và trau dồi các kỹ năng mới. Với thái độ đúng đắn và sự nỗ lực thiết yếu, hầu hết các kỹ năng mới có thể được thành thạo một cách nhanh chóng. Trong khi đó, cải thiện thái độ thường là thay đổi hành vi, cử chỉ, và điều này sẽ luôn là thứ khó thực hiện hơn rất nhiều. Bởi lẽ, ai rồi cần phải cần thay đổi, thích nghi với môi trường làm việc học tập và rèn luyện những kỹ năng mới, nếu không có thái độ đúng đắn thì điều này khó có thể xảy ra.
Thứ hai, thái độ là thứ ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể
Khi ai đó trình diện với một thái độ sai lệch, việc đưa họ vào tổ chức có thể giống như việc dùng một chiếc chìa khóa truyền thống để mở một ổ khóa cảm biến vân tay vậy. Những “nhân tài” này vừa có khả năng tạo ra những xung đột với văn hóa nơi tổ chức, vừa có thể phá vỡ tinh thần làm việc nhóm, gây ra tình trạng bất ổn và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc chung.
Theo các cuộc khảo sát của Gallup về mức độ gắn bó của nhân viên, chỉ có khoảng 30% nhân viên gắn bó với công việc, với 50% có suy nghĩ đến việc rời bỏ công việc và 20% còn lại khẳng định rất muốn rời đi. Đây thường là những người có thái độ tồi tệ nhất, không chỉ mang trong mình sự tiêu cực quá mức, họ còn đang tìm cách gia tăng sự ức chế và “đầu độc” cho những nhân viên còn lại với nguồn năng lượng độc hại đó.
Chúng ta thường thấy điều này trong các môn thể thao mà những người chơi có kỹ năng cao hay bộ óc thiên tài với cái tôi quá cao, họ thường có xu hướng rất khó hòa nhập với đồng đội của mình, gây ra vấn đề nội bộ lục đục dẫn đến sự bất mãn. Do đó, khi họ rời khỏi đội nhóm thì sau đó gần như ngay lập tức hiệu suất của cả đội được cải thiện đáng kể.
Với tư cách là những nhà lãnh đạo, nhà tuyển dụng, phải tạo ra những đội nhóm mà ở đó hiệu suất làm việc của tổng thể sẽ luôn là tiêu chí vận hành, thay vì chỉ tập trung riêng lẻ vào hiệu suất của từng cá nhân nhất định. Điều này chỉ khả thi khi và chỉ khi tầm quan trọng của việc trình diện một thái độ chín chắn được thực thi.
Thứ ba, thái độ đúng sẽ đánh bại mọi trở ngại.
Có câu “trong cái rủi lại có cái xui”, tuy hài hước nhưng nó lại phản ánh sự thật; nếu đứng trên khía cạnh những người có năng khiếu, trình độ chuyên môn cao thì câu nói sẽ là ‘khi mọi việc trở nên khó khăn, người thông minh sẽ giải quyết hết’. Nhưng thực tế không phải như vậy. Chúng ta luôn phải đối mặt với những thử thách, những thời điểm khó khăn và chính trong những thời điểm này, những điều như quyết tâm, sự kiên trì và khả năng thích nghi và phục hồi được đề cao. Có kỹ năng phù hợp nhưng thiếu ý chí, thái độ tích cực để vận hành chúng thì khó có thể giúp chúng ta vượt qua thử thách và đạt được thành công.
Khi bước vào quá trình tuyển dụng, chúng ta cần tập trung vào thái độ cũng như các kỹ năng cơ bản. Tuy nhiên, hầu hết các câu hỏi phỏng vấn đều tập trung vào trình độ chuyên môn. Các nhà tuyển dụng tài ba sẽ đặt những câu hỏi phù hợp để khám phá và khai thác được ở góc độ thái độ của ứng viên, chẳng hạn như sự trung thực, chủ động, quyết tâm, kiên trì và kiên cường… Nhà tuyển dụng sẽ hỏi các ứng cử viên của mình về những thách thức mà họ đã vượt qua, cách họ đối mặt với thất bại hoặc cách họ đối phó với những tình huống vượt quá khả năng hiện tại của họ.
Mọi người có thể “giả mạo” thái độ trong một hay vài cuộc phỏng vấn đầu tiên, việc đảm bảo rằng các nhà tuyển dụng đã thăm dò những góc độ tiềm ẩn và phát hiện ra những điềm ứng viên đang che giấu, cố gắng hiểu được thái độ thực sự của họ luôn là điều cần thiết. Nếu ta không thể đưa ra được một cam kết rõ ràng về thái độ làm việc lâu dài đúng đắn thì có lẽ chúng ta không phải người mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
Chúng ta cũng cần hiểu rõ thái độ của tổ chức và cả của mình. Hãy tạo ra cho bản thân một khuôn mẫu cho thái độ mà chúng ta đang hướng tới. Để làm được điều này, chúng ta nên tham khảo những người hoạt động hàng đầu trong lĩnh vực của mình và đánh giá, tiếp thu thái độ của họ theo cách chọn lọc nhất.
Mức độ ảnh hưởng của việc tuyển dụng những người có thái độ không đúng là rất đáng chú ý. Theo nghiên cứu, 46% người mới tuyển dụng sẽ thất bại trong vòng 18 tháng đầu tiên và 89% trong số này thất bại nguyên nhân do thái độ. Điều này có nghĩa là 40% tất cả những người mới tuyển dụng sẽ thất bại chỉ vì các vấn đề liên quan đến thái độ của bản thân.
CHÚNG TÔI mong rằng với những nhận định trên, các ứng cử viên có thể hiểu hơn và kịp thời trang bị tâm lý thái độ phù hợp nhất trong công việc cũng như trong quá trình rèn luyện bản thân mình. Hơn thế nữa, sự đầu tư vào khía cạnh này không bao giờ là dư thừa cả, nó sẽ giúp chúng ta tiến xa hơn trong con đường đã chọn.